Một số thay đổi của Luật Doanh nghiệp (13/07/2015)
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định những vấn đề chung nhất, mang tính định hướng, gợi mở về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp. Với các quy định này, doanh nghiệp có thể tự do, tự nguyện, cam kết, thoả thuận theo các quy định của Pháp luật, chủ động, sáng tạo hơn khi được tự lựa chọn các mô hình, phương thức hoạt động phù hợp.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định những vấn đề chung nhất, mang tính định hướng, gợi mở về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp. Với các quy định này, doanh nghiệp có thể tự do, tự nguyện, cam kết, thoả thuận theo các quy định của Pháp luật, chủ động, sáng tạo hơn khi được tự lựa chọn các mô hình, phương thức hoạt động phù hợp.
ü Công bố thông tin định kỳ, thông tin bất thường.
ü Quy định cụ thể việc báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp.
ü Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Pháp luật cũng cụ thể hóa trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
ü Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức:
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện;
b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện.
Pháp luật cũng cụ thể hóa trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức.
ü Quy định các nguyên tắc để xác định, đăng ký vốn thực của công ty, giải quyết tình trạng vốn không có thực (ảo) nhưng không thể xử lý được như hiện nay.
ü Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thay vì phải đăng ký với cơ quan Công an như hiện nay, Doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
ð Mang tính tự chủ, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
ü Mở rộng và cụ thể hóa quy định về tài sản góp vốn: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
ü Luật hóa việc dùng mã số thuế làm mã số doanh nghiệp.
ü Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH.
ü Tăng cường việc bảo vệ cổ đông nhỏ (cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện…).
ü Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin:
– Luật hóa Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là cổng thông tin điện tử được sử dụng để đăng ký doanh nghiệp qua mạng, truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
– Các thông báo mời họp, thư triệu tập họp Hội đồng thành viên , Hội đồng quản trị, đại Hội đồng cổ đông có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax hoặc phương tiện điện tử khác.
– Thành viên, cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại các cuộc họp khi:
a) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
b) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.
– Nội dung họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử.
– Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
– Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.
– Thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản: Bên cạnh việc gửi thư, cổ đông có thể gửi phiếu lấy ý kiến đã trả lời đến công ty để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo hình thức gửi fax hoặc thư điện tử.
ü Luật thống nhất cách hiểu về nhiều điểm mà từ trước tới nay gây nhiều tranh cãi như việc chốt lại địa điểm họp được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp, mọi người không nhất thiết phải cùng ngồi họp một chỗ.
ü Công ty TNHH một thành viên được phép giảm vốn điều lệ.
ü Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được rút gọn còn 04 nội dung chính (so với 10 nội dung trước đây) bao gồm:
– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Vốn điều lệ doanh nghiệp.
Đây là một điểm mới đặc biệt khi không ghi nhận ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bỏ việc xác định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề khi đăng ký ngành nghề kinh doanh.
ð Ghi nhận quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp.
ü Luật quy định thành viên hội đồng quản trị độc lập, không tham gia điều hành trực tiếp doanh nghiệp.
ü Qui định về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp: không yêu cầu các công ty cùng loại mới được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách. Quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trình tự thủ tục, hồ sơ .v.v. của các hoạt động trên.
ð Góp phần thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp (M&A) đang hết sức sôi động như hiện nay.
ü Cho phép công ty cổ phần có thể chọn một trong hai mô hình tổ chức, quản lý; Cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty cổ phần.
ü Quy định 5 trường hợp bị thu hồi Giấy CNĐKDN so với 8 trường hợp của Luật cũ. Đồng thời Luật mới cũng có các quy định nhằm giúp doanh nghiệp rút khỏi thị trường thuận lợi hơn, nhanh hơn và rẻ hơn.
C. CÁC ĐIỂM BÃI BỎ
ü Bỏ chương quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, thay bằng một vài điều khoản tại chương tổ chức thực hiện. Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã được pháp luật chuyên ngành quy định, do đó không phải và không cần ghi điều đó vào Luật Doanh nghiệp.
ü Cùng với Luật Đầu tư 2014, Luật mới chính thức bãi bỏ nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đều phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó sẽ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Bãi bỏ nhiều điều khoản thiếu tính thực thi và cản trở hoạt động của doanh nghiệp :
– Đăng ký danh sách cổ đông nắm giữ 5% vốn điều lệ công ty cổ phần;
– Cấm một người đã làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần không được làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) các loại hình doanh nghiệp khác.
– Bãi bỏ việc Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp Chủ tịch hội đồng quản trị. Việc nại cho Hội đồng Quản trị trực tiếp bầu.
Nhã Nguyên – nghiên cứu và tổng hợp
ü Tập tin đính kèm:
Luật Doanh nghiệp 2014
Tập tin đính kèm: